Chiến tranh thế giới thứ 2 – Cơn ác mộng kinh hoàng của nhân loại

Rate this post

Chiến tranh thế giới thứ 2 luôn khiến những người sống ở thời bình phải bàng hoàng và thảng thốt mỗi khi nhớ về. Đây là trận chiến tàn khốc nhất lịch sử với những con số, quy mô thiệt hại mà cho đến muôn đời sau vẫn còn là nỗi ám ảnh. Sẽ không sai khi nói rằng, chiến tranh thế giới thứ 2 chính là cơn ác mộng kinh hoàng khiến cả nhân loại chìm trong biển máu và sống ẩn dật trong bom đạn, khói lửa. Đến 70 năm sau trong thời bình, thương tích mà trận chiến lịch sử này để lại vẫn chưa hoàn toàn nguôi ngoai. Cùng dàn đề hôm nay tìm hiểu nhé

Mục lục ẩn

Chiến tranh thế giới thứ 2 bắt nguồn từ những nguyên do nào?

Sự bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội cùng hàng loạt những mâu thuẫn về lợi ích ngày càng lớn giữa các quốc gia và không thể hoà giải được đã dần hình thành nên những thế đối cực. Đặc biệt, kết quả từ thế chiến thứ nhất khiến các nước bại trận, đặc biệt là Đức muốn phục thù để trở lại vị trí của mình. Do đó, vô vàn những yếu tố tạo ra  nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ 2 khác nhau nối tiếp nổ ra tại các quốc gia, dẫn đến sự ra đời của thế chiến thứ 2.

chien tranh the gioi thu 2 1-min
Chiến tranh thế giới thứ 2 bắt nguồn từ những nguyên do nào?

Mâu thuẫn ngày một gay gắt giữa các nước tư bản sau khi thiết lập trật tự Véc – xai

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc để lại “một tấn bi kịch” cho cả nhân loại khi chúng không chỉ gây ra những thiệt hại nặng nề về cả sức người lẫn sức của. Thế giới chìm trong biển máu, bom đạn và vô số những hệ luỵ về bệnh tật, di chứng sau chiến tranh. Và như một tuyên bố chính thức dành cho những kẻ thắng cuộc cũng như chấm dứt hoàn toàn thế chiến thứ nhất, trật tự Véc – xai Oasinhton đã được thành lập.

Theo đó, phe thắng là khối liên minh gồm ba nước lớn là Anh – Pháp – Mỹ là những nước thắng cuộc và thu lại được nhiều lợi ích nhất. Đặc biệt, gần như tất cả thuộc địa đều được phân chia và chịu quyền sở hữu của ba cường quốc này. Trong khi đó, những nước bại trận, điển hình là Đức lại “trắng tay”, thậm chí còn trở thành con nợ chiến tranh với khoản phí khổng lồ.

Dựa theo quy định được đề ra tại trật tự Véc – xai Oasinhton, Đức bị tước hết toàn bộ thuộc địa. Thậm chí một phần lãnh thổ Đức cũng bị cướp lấy và trở thành thuộc địa cho các nước thắng trận. Bị “trấn lột” thôi là chưa đủ, Đức còn trở thành con nợ khi phải bồi thường chi phí tổn hại cho các nước thắng sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Hoàn cảnh trước mắt đã khiến Đức rơi vào cảnh khốn cùng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1929 – 1933

Năm 1929, một cuộc đại khủng hoảng bùng nổ và lan rộng khắp thế giới đã khiến cho nền kinh tế của nhiều quốc gia rơi xuống đáy vực thẳm. Thế chiến thứ nhất vừa mới kết thúc, những tổn thất về kinh tế, xã hội còn chưa kịp khôi phục thì người dân lại liên tục phải chịu những “làn sóng” khác. Đứng trước thời cuộc đó, nhiều đất nước lại trở nên bị động và không thể tìm được lối thoát sáng sủa hơn.

chien tranh the gioi thu 2 2-min
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1929 – 1933

Tình hình chung

Trước tình hình này, cục diện thế giới lại bắt đầu hình thành hai phe đối lập là khối tư bản dân chủ ( Gồm các nước thắng sau thế chiến thứ nhất là Anh – Pháp – Mỹ) và khối phát xít gồm Đức – Ý – Nhật. Sự xuất hiện của hai khối đối đầu này đã dần theo một loạt những chuyển biến gay gắt dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2 sau này.

Đời sống nhân dân ngày một đi vào ngõ cụt khi phải đối diện với sự nghèo đói, bần cùng. Nhân dân bắt đầu hình thành tư tưởng chống đối và luôn mang trong lòng sự căm thù đối với chính phủ, các nhà tư bản. Lợi dụng thời cơ đó, các thế lực cực đoan bắt đầu tuyên truyền, lôi kéo người dân ủng hộ và gây áp lực về việc phát động chiến tranh, phân chia lại lại trật tự thế giới mới, thâu tóm tài nguyên và thuộc địa để giải quyết khủng hoảng trong nước. 

Hướng đi của khối tư bản dân chủ – Phát xít

Để giải quyết khủng hoảng, Anh – Pháp – Mỹ tiến hành cải cách lại hệ thống chính sách, ban hành những điều luật mới nhằm cải thiện lại tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. 

Tuy nhiên với khối phát xít, vì đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc khi thiếu hụt về mọi mặt nên Đức – Ý – Nhật đã tiến thành thay máu lại hệ thống bộ máy chính quyền bằng cách phát xít hoá, đẩy mạnh việc xây dựng quân đội, vi phạm và phá vỡ những quy định đã ký kết trong hiệp ước Véc – xai. Hành động này cho thấy khối phát xít đã bắt đầu có những động thái đầu tiên trong việc khơi mào lại cho một cuộc chiến mới.

chien tranh the gioi thu 2 3-min
Hướng đi của khối tư bản dân chủ – Phát xít

Sự hình thành thế kiềng ba chân trên thế giới

Năm 1936, cục diện thế giới lại thay đổi trước sự xuất hiện của Liên Xô – Phe chủ nghĩa xã hội. Điều này vô hình chúng đã khiến chiến sự thế giới đang ở trong tư thế kiềng 3 chân. Đứng trước sự hiếu chiến và dã tâm của phát xít, Liên Xô đã lên tiếng đề nghị hợp tác với phe dân chủ là Anh – Pháp – Mĩ. Tuy nhiên, dù mục tiêu chính là tiêu diệt phát xít, tuy nhiên với phe dân chủ, Liên Xô cũng là một thế lực nguy hiểm khó lòng đối phó nên đã từ chối. Kết cục, 3 phe ở 3 chiến tuyến khác nhau với những quan hệ chồng chéo, phức tạp.

Tuy nhiên, thế kiềng dần nghiêng về phía phát xít trước những quyết định và chính sách thiếu quyết đoán của Mỹ cũng như của Anh và Pháp. Theo đó, ngày 24/8/1935, Mỹ thi hành đạo luật trung lập, khẳng định không can thiệp vào sự việc xảy ra ở bên ngoài Châu Mỹ. Trong khi đó, Anh và Pháp lại có phần nhún nhường và chưa thực sự cứng rắn trong việc đối đầu. Chính điều đó khiến cho phe phát xít ngày càng bành trước và gia tăng tăng sức mạnh của mình.

Tiếp đó, việc đế quốc nhún nhường mượn tay Phát Xít để tiêu diệt Liên Xô cũng là một trong những yếu tố khiến Phát xít được đà làm tới, châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

Chiến tranh thế giới thứ 2 trải qua những dấu mốc lịch sử nào?

Diễn biến chiến tranh thế giới thứ 2 trải qua hai dấu mốc lịch sử chính từ từ 1939 đến 1942 và từ 1943 đến 1945. Mỗi giai đoạn đều diễn ra những sự kiện mang tính lịch sử mà đến ngày nay, chúng ta vẫn còn phải rùng mình khi nhắc lại.

chien tranh the gioi thu 2 4-min
Chiến tranh thế giới thứ 2 trải qua những dấu mốc lịch sử nào?

Giai đoạn I (1939 – 1942)

Chiến tranh thế giới thứ 2 bước bào giai đoạn đầu diễn biến với những kế hoạch tác chiến, hợp tác hay những hiệp định được ký kết từ những phe khác nhau. Đây cũng là thời điểm đánh dấu những bước thắng lợi đầu tiên đến từ Đức ở phe phát xít trong việc chiếm lại thuộc địa và giành lại lợi ích cho đất nước mình.

Kí kết hiệp ước “Không xâm lược Đức – Liên Xô”

Sau khi bị khối nước dân chủ từ chối sự hợp tác, Liên Xô tiến hành tìm một hướng đi mới cho mình. Đó là lý do vì sao, vào cuối tháng 8 năm 1939, một hiệp ước ký kết “Không xâm lược Đức – Liên Xô” đã diễn ra dưới sự góp mặt của Adolf Hitler và lãnh đạo đại diện cho Liên Xô – Joseph Stalin.

Hiệp ước này được ký kết đồng nghĩa với việc Đức có thể giảm bớt một đối thủ nguy hiểm trong thế chiến căng thẳng với khối các nước dân chủ. Đồng thời, bản thân phía Liên Xô cũng phần nào giảm bớt một phần áp lực khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đang từng lức bước vào những giai đoạn cao trào nhất.

Trước tình hình Liên Xô – Đức tạm thời không xâm phạm đến nhau, Anh và Pháp chính là hai cường quốc đang nằm trong sự lo lắng và sợ hãi điên cuồng. Hai cường quốc này thừa sức hiểu rằng, loại bỏ được gánh nặng mang tên Liên Xô thì Đức chính là quân đội hiếu chiến liều lĩnh và ngông cuồng nhất.

chien tranh the gioi thu 2 5-min
Kí kết hiệp ước “Không xâm lược Đức – Liên Xô”

Thế chiến thứ 2 bùng nổ bằng phát súng tấn công Ba Lan (1/1939)

Ba Lan là mục tiêu đầu tiên mà Đức nhắm tới kể từ khi toán tính kế hoạch phục thù và châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Đặc biệt hơn, Ba Lan lại chính là quốc gia nằm trong sự bảo hộ của Anh và Pháp. Điều đó có nghĩa là, chiếm được Ba Lan, Đức có thể “1 mũi tên bắn chết 2 con chim nhạn” khi đồng thời có thể làm lung lay lực lượng quân chiến của hai cường quốc. Chưa kể, với bản hiệp ước Stalin vừa được ký kết, Đức có sự hậu thuẫn chắc chắn từ Liên Xô trong việc chia rẽ quốc gia cũng như đối mặt với một cuộc chiến ở cả hai mặt trận. 

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức nổ súng tấn công Ba Lan từ phía Tây. Ngay  lập tức, Anh và Pháp cũng đưa ra tuyên bố tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới thứ 2 chính thức bùng nổ.

Sau khi Đức khai chiến, ngày 17/9, Liên Xô cũng nhập cuộc khi bắt đầu đánh chiếm ba Lan từ phí Đông. Bị kìm chặt từ hai phía đối đầu trong khi Anh và Pháp chưa thể cứu nguy kịp, Ba Lan chống trả yếu ớt rồi nhanh chóng sụp đổ vào đầu năm 1940.

Sau khi thống trị Ba Lan, Đức và Liên Xô phân chia nhau quyền cai trị dựa trên những điều đã ký trong hiệp ước không Xâm Phạm.

chien tranh the gioi thu 2 6-min
Thế chiến thứ 2 bùng nổ bằng phát súng tấn công Ba Lan (1/1939)

Diễn biến kế tiếp kể từ cuộc xâm lược Ba Lan

Sau khi thu phục xong Ba Lan, lực lượng quân chiến của Stalin di chuyển đến Baltic (Estonia, Latvia và Litva), nhanh chóng đánh bại Phần Lan. Về phương diện trên biển, quân đội thuỷ chiến của Đức đối đầu với Anh trong thế trận gam go và tàn khốc. Theo đó, Đức sử dụng các dòng tàu ngầm U – Boat có sức chiến cao nhằm tấn công các tàu vận tải thương mại của mạnh nhằm gây nhiễu, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của đất nước này. 

Tinh thần thuỷ chiến của Đức được đẩy lên cao tới mức chỉ trong bốn tháng đầu tiên kể từ khi khai chiến vào đầu tháng 9, đã có hơn 100 tàu chiến thương mại của Anh bị đánh chìm với tổng giá trị thiệt hại là cả một dãy số khổng lồ.

Những thành tích đầu tiên này càng nâng cao tinh thần chiến đấu và hiếu thắng của quân đội Đức. Nhất là khi Adolf Hitler không ngừng biết cách khơi dậy lòng tự hào của dân tộc Đức cũng như ủng hộ nhân dân Đức đứng lên giành lại lợi ích vốn dĩ thuộc về nước Đức bằng bạo lực và đổ máu. Chính vì thế trong tình tế hiện tại, Đức chính là một đàn ngựa chiến hung hãn không thể ghì cương.

Diễn biến thế chiến thứ 2 tại phương Tây ( 1940 – 1941)

Suốt giai đoạn 1940 đến 1941 là cơn bão càn quét khắp mặt trận mang tên phát xít Đức. Theo đó, trong giai đoạn này, Đức đẩy mạnh tấn công các quốc gia sau:

unnamed
Diễn biến thế chiến thứ 2 tại phương Tây ( 1940 – 1941)
  • Ngày 9/4/1940, Đức tiến hành xâm chiếm Na Uy và cùng lúc chiếm đóng quân ở Đan Mạch, đẩy thế trận chiến tranh vào giai đoạn căng thẳng và gam go.
  • Ngày 10/5 quân đội Đức quét qua Bỉ, Hà Lan nhanh như một cơn gió với sức mạnh không thể nào can ngăn được.
  • Chỉ sau đấy 3 ngày, Đức triển khai kế hoạch bắt đầu đổ quân vào Pháp tại Sedan thông qua sông Meuse. Sedan nằm về phía Bắc của Maginot Street, đây được xem là hàng rào bất khả chiến bại được xây dựng từ sau thế chiến thứ nhất của Pháp. 
  • Ngay khi nhận được thông tin, quân viễn chinh của anh đã nhanh chóng được sơ tán bằng đường biển theo hướng từ Dunkirk vào. Tuy nhiên về phía nam, quân Pháp lại đang đương đầu và chiến đấu ở thế yếu, gần như có thể dục ngã bất cứ lúc nào. Cú đánh này của Đức đã khiến Pháp chao đảo và đứng trên bờ vực sụp đổ.
  • Chớp lấy thời cơ, Benito Mussolini của Ý cùng Hitler ký hiệp ước thép, chính thức nhảy vào đánh Pháp vào ngày 10 tháng 6. Đến ngày 14, Đức tiến đánh Paris và được yêu cầu tạm đình chiến bởi Thống chế Philippe Pétain. Kết cục, Pháp chia hai nửa với một bên bị Đức chiếm đóng, bên còn lại thuộc về Petain.

Chiến dịch Barbarossa 1941 – 1942

Giai đoạn từ năm 1941 đến 1942, thế trận chiến tranh thế giới thứ 2 có những bước tiến mới khi quy mô của các cuộc xâm lược ngày một mở rộng, kéo theo sự tham gia của nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Tham vọng tiêu diệt người Do Thái của Adolf Hitler

Đầu năm, 1941, phe phát xít xuất hiện những “gương mặt mới” là Hungary, Romania và Bulgaria. Cùng đó, các quốc gia này với Đức bắt đầu kéo quân qua Nam Tư và Hy Lạp vào tháng 4 năm 1941. Thời điểm này được gọi là cuộc chinh phạt Balkan của Hitler. Đây cũng được đánh giá là một trong những bước đệm quan trọng nhất để Adolf Hitler thực hiện tham vọng của chính mình.

Trước hết, Hitler muốn nuốt trọn Liên Xô để bành trướng lãnh thổ và theo cách gọi của y thì đó chính là cuộc đua Leb Lebararaum dành cho chủ nhân người Đức. Tiếp đến, với mục tiêu và tham vọng của mình, Hitler muốn tiêu diệt tận gốc người Do Thái ở bất cứ nơi nào mà quân đội Đức chinh phạt qua. 

Với suy nghĩ máu lạnh đó, lịch sử nhân loại đã chứng kiến một cuộc tàn sát đẫm máu trong chiến tranh thế giới thứ 2 khi có hơn 4 triệu người Do Thái bỏ mạng khi bị giam giữ trong các trại tử thần được xây dựng tại Ba Lan.

Chiến dịch Barbarossa – Đức xâm lược Liên Xô

Ngày 22/6/1942, dưới sự chỉ đạo của Hitler, quân đội Đức chính thức được gia lệnh đánh chiếm Liên Xô với mật danh chiến dịch là Barbarossa.

chien tranh the gioi thu 2 8-min
Chiến dịch Barbarossa 1941 – 1942

Xét về số lượng, xe tăng và máy bay chiến đấu của Liên Xô lớn hơn nhiều so với Đức. Tuy nhiên, yếu điểm lớn nhất của Liên Xô chính là những những thiết bị chiến đấu này đều sử dụng công nghệ khí đã lỗi thời. Bên cạnh đó, vì bản hiệp ước đã ký nên gần như Liên Xô không có chút phòng bị nào với Đức.

Ngay lập tức, cuộc đánh chiếm bất ngờ giúp Đức dễ dàng đóng chiếm được hơn 200 dặm lãnh thổ Moscow của Nga chỉ trong khoảng gần 1 tháng. Cuộc xâm chiếm của Đức thậm chí đã có thể mạnh mẽ hơn nếu như không bị tạm thời bị trì hoãn lại do mâu thuẫn giữa Hitler với những người người chỉ huy quân đội khác của ông. Khoảng tháng 10, Đức cũng tiếp tục bị cầm chân bởi cuộc phản công lại của Liên Xô.

Giai đoạn 2 (1943 – 1945)

Thế chiến thứ 2 khi bước sang giai đoạn 2, lợi thế bắt đầu có sự đổi chiều khi phe phát xít bắt đầu có dấu hiệu bị dồn vào thế yếu. Cùng với đó, những cuộc phản công thắng lợi của Liên Xô hay sự liên hợp giữa anh và Mỹ đã khiến cán cân trận chiến bị xê dịch. Một giai đoạn mới mở ra trong cuộc chiến với những dấu mốc lịch sử khác được xác lập.

Chiến thắng Xtalingrat và những chuyển biến giai đoạn đầu tiên (19/11/1942 – 24/12/1943)

Sau khi khẩn trương gấp rút chuẩn bị, 19/11/1942, Liên Xô chuyển sang tấn công tại Xtalingrat. Trước sức chiến đấu dồn dập và dữ đội từ hồng quân Liên Xô, Hitler vội vã điều động quân đội từ khác khu vực khác để chống chế lại tinh thần chiến đấu đang dâng cao ngút ngàn từ Liên Xô. 

Trận đấu diễn ra ở thế giằng co giữa Đức và Liên Xô vô cùng căng thẳng. Tuy nhiên, đến ngày 2/2/1943, đội quân tinh nhuệ của Đức với hơn 330 ngàn mạng người bị tiêu diệt. Trên đà chiến thắng, Liên Xô tiếp tục di chuyển dẹp loạn và đẩy lùi quân thù ra khỏi những cứ điểm, trọng điểm kinh tế quan trọng, bảo vệ lợi ích lãnh thổ.

Bên cạnh chiến thắng của Liên Xô, đây cũng là giai hoạt mà Anh và Mỹ tham chiến tại Bắc Phi. Lợi dụng sự thất bại của Đức, Anh và Mỹ mở đợt tấn công Bắc Phi, dồn Đức vào thế bị kèm chặt, dễ dàng đánh chiếm Maroc, Angieri. Ngày 12/5/1943, quân Đức hạ khí giới ở Đông Bắc Tuynidi, chiến sự Bắc Phi kết thúc.

Việc nhận thất bại liên tiếp khiến tường thành của chủ nghĩa Phát xít bị lung lay. Tiêu biểu nhất chính là sự sụp đổ chủ nghĩa phát xít ở Italia sau khi quân phát xít bị diệt gọn ở Xtalingrat.

Liên Xô dẹp sạch Đức ra khỏi lãnh thổ (1944)

Ngay từ những thắng lợi đầu tiên, Liên Xô tiếp tục đẩy mạnh công cuộc giải phóng những vùng lãnh thổ trọng điểm đang bị chiếm đóng. Kết quả, gần ⅔ lãnh thổ được “tự do”, quân đội Đức tại Liên Xô bị tiêu diệt với con số khổng lồ là 1 triệu 80 vạn.

Đến năm 1944, về chất lượng, số lượng vũ khí chiến tranh, Liên Xô đều có những bước tiến vượt bậc hơn Đức, từ đó càng tăng thêm khả năng đánh nhanh thắng nhanh, áp chế đội quân phát xít Đức. 

Từ phía Bắc đến mặt trận Ukraina, Liên Xô đều giành được chiến thắng. Theo đó, quan Phần Lan phía Bắc bị đánh đuổi và buộc phải kí kết hiệp định đình chiến, rút khỏi lãnh thổ Liên Xô. Về phía Ucraina, 66 quân sư đoàn của Đức bị tiêu diệt bởi Hồng Quân Liên Xô, thiệt hại đến hơn 70% quân số. Đến tháng 5 năm 1944, Odetxa và Crum cũng được tự do.

Đến ngày 23 tháng 6 năm 1944, Belarut cũng hoàn toàn được giải phóng sau khi chiến dịch giải phóng Belarut thành công đánh đuổi được hơn 30 sư đoàn của phát xít Đức.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng lãnh thổ, Liên Xô bắt đầu tiếp quân và tham gia giải phóng các quốc gia khác đang bị chiếm đóng là Ba Lan, Rumani, Nam Tư, ….

Anh – Mỹ tiếp tục mở mặt trận thứ 2 ở Tây Âu

Khi thế trận chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn cuối cùng, Anh – Mỹ mới mở chiến dịch mặt trận thứ 2 ở Tây Âu vào ngày 6/6/1944. Lúc này, quân sư đoàn Đức chiếm đóng ở đây không chỉ yếu về thể chất, số lượng mà còn không được trang bị đầy đủ vũ khí. Trái ngược lại, lúc này Anh và Mỹ lại nắm trong tay một nguồn lực chiến đấu cả về nhân lực và vật chất vô cùng dồi dào.

Cùng với sự kiện này, tại những địa trận khác cũng chứng kiến những sự kiện tác chiến khác như:

  • Đảng cộng sản nổi dậy ở Pháp, phong trào khởi nghĩa vũ trang diễn ra sôi nổi và giải phóng được nhiều vùng cứ điểm ngay trước khi quân Đồng Minh đổ bộ vào.
  • Công nhân Paris tiến hành bãi công và bắt đầu thực hiện các cuộc khởi nghĩa. Ngày 19/8, thủ đô Paris thoát khỏi xiềng xích.
  • Pháp thoát khỏi ách thống trị của Đức sau khi quân Đồng Minh tiến vào Pháp ngày 25/8.

Phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng (9/5/1945)

Ngày 16/4/1945 chính thức đánh dấu mốc cho trận công phá Berlin, tấn công vào Đức của Liên Xô. Trước tình hình đó, Đức đã ráo riết xây dựng kế hoạch tác chiến với tổng quân số lên tới hơn 1 triệu người cùng với sự chuẩn bị chu toàn về vũ khí chiến đấu cũng như các chiến dịch được mở rộng trên quy mô lớn.

Mặc dù có sự chuẩn bị chu toàn và phô diễn thế lực đến mức đáng sợ nhưng thực tế, con thú dữ là Đức không thể cản được cơn khát máu đang cháy hừng hực của Liên Xô. Kết quả, Đức ngày càng vị vòng vây của hồng quân Liên Xô hãm chặt khi chịu xiềng từ pháo binh lẫn không quân liên xô tấn công như vũ bão. 

Chiều 30/4/1945, Tòa nhà Quốc Hội của Đức nằm gọn trong tay Liên Xô, Beclin trở thành một bãi chiến trường nồng mùi thuốc súng. Cùng ngày, Hitler và Gonbe tự sát. Ngày 9/5/1945, Đức chính thức ký văn kiện đầu hàng không điều kiện.

Mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương. Nhật đầu hàng.

Ở mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương là trận chiến của những gương mặt chính: Anh – Mỹ và Nhật Bản. Theo đó, trước sức công phá từ Mỹ, Nhật bị thiệt hại tới hơn 400 máy bay chiến khi đối đầu với Mỹ tại quần đảo Marian tháng 6 năm 1944. Tại khu vực chung Thái bình Dương, Mỹ cũng đã đánh chiếm được nhiều quần đảo như Macsan, Ginbe, Saipan, …

Về phía Tây Nam Thái Bình Dương, Mỹ tiếp tục tiêu diệt Nhật để đánh chiến Tân Ghine và giành lại Philipin. Trong trận chiến này, Nhật bị thiệt hại nghiêm trọng khi mọi thiết bị, vũ trang chiến đấu đều bị Mỹ đánh huỷ.

Về phía Đông Nam Á, sự liên minh giữa Anh – Ấn và Mĩ – Hoa tiếp tục khiến Nhật khốn đốn khi làm thất bại âm mưu tấn công của phát xít Nhật vào Ấn Độ và tiếp đến là sự rút lui của Nhật khỏi thủ đô Rangun, Miến Điện. Đỉnh điểm, Nhật gần như “tắt thở” khi Mỹ thực hiện chiến dịch ném bom dữ dội vào các thành phố lớn của đất nước này.

Đến 8/8/1945, Liên Xô tham chiến đối đầu Nhật. Trước đó, 6/8 và 9/8, Mỹ thả hai “cú” dứt điểm là bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki, chính thức đặt dấu chấm hết cho Nhật.

Ngày 14/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện.

Chiến tranh thế giới thứ 2 qua đi để lại hậu quả lâu dài nào?

Có thể nói, chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh phi nghĩa và những gì nó để lại cho nhân loại là sự đổ máu, hy sinh, là sự tàn phá với những căn bệnh hóa chất dai dẳng cho cả một thế hệ sau. Đến nay, khi tổng lại những hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2 để lại, người ta vẫn không khỏi bàng hoàng và sửng sốt. 

Chiến tranh thế giới thứ 2 qua đi để lại hậu quả lâu dài nào?

Thậm chí ngay cả phe thắng phe Đồng Minh anh – Pháp – Mỹ và Liên Xô thì gần như quốc gia nào cũng đã chịu những tổn thất ghê gớm hơn cả những gì họ đạt được.

Số người tử vong

Chiến tranh thế giới thứ hai chính là một mồ chôn nhân loại khổng lồ khi số lượng người tử vong lên tới cả chục triệu người.

Chỉ tính riêng ở mặt trận Châu Âu, số lượng người tử vong được thống kê là 49 triệu 257 ngàn người. Trong đó, Liên Xô là đất nước có số lượng người tử vong chiếm gần một nửa là 21 triệu, Đức cũng chiếm một số lượng lớn là 9 triệu 700 ngàn người, Ba Lan là 6 triệu 28 ngàn người và cả ở những quốc gia khác như Nam Tư, Pháp, Ý, …

Trên mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương, số lượng người tử vong được thống kê tuy có ít hơn nhưng vẫn ở con số không tưởng. Riêng tại Đông Nam Á, nếu Indonesia tử vong đến 4 triệu người thì tại Việt Nam, con số đó là 2 triệu ( chủ yếu là do nạn đói 1945). Ấn Độ cũng chịu nhiều mất mát khi số người tử vong ở đất nước này là hơn 2 triệu người. Riêng tại Trung Quốc, con số này lớn hơn rất nhiều, rơi vào khoảng từ 15 đến hơn 20 triệu người.

Cơ sở vật chất

  • Nhiều quốc gia trở thành con nợ sau chiến tranh với số tiền khổng lồ
  • Cầu cống, đường xá, bệnh viện, trường học, nhà máy, nhà ở  bị phá huỷ trầm trọng và phải khôi phục, xây dựng lại từ đầu

Chiến tranh thế giới thứ hai làm thay căn bản thế giới

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc về cơ bản đã làm thay đổi một số lượng tư duy chính trị của nhiều quốc gia. Theo đó, một số hệ quả lâu dài mà các nước tham chiến phải chịu như:

Chiến tranh thế giới thứ hai làm thay căn bản thế giới

  • Các cường quốc Châu Âu mất đi nhiều năng lực quân sự và kinh tế
  • Tâm lý các dân tộc Châu Âu bị ảnh hưởng do thời kỳ bị Đức chiếm đóng, khiến họ nhất ra hệ luỵ của chủ nghĩa thực dân và tư duy bá quyền chính là nguyên do tạo ra chiến tranh.
  • Uy tín của Anh – Pháp – Mỹ bị tàn phá và ảnh hưởng nặng nề đối với chế độ thuộc địa của họ sau sự chiếm đóng của phe đế quốc.
  • Các tư tưởng xoá bỏ chủ nghĩa thực dân ở các nước muốn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa dần được hình thành.

Với những gì nêu trên, ai trong chúng ta cũng đều có thể thấy được những đau thương và tổn thất nặng nề mà chiến tranh phi nghĩa đem lại. Đặc biệt, với chiến tranh thế giới thứ 2, đây chính giai đoạn kinh hoàng và đau đớn nhất lịch sử nhân loại loài người.

Viết một bình luận