Lịch sử thần lùn giữ vườn – Những điều huyền bí bạn nên biết

Rate this post

Thần lùn giữ vườn là biểu tượng rất nổi tiếng ở phương Tây. Hình ảnh thần lùn không chỉ xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích, chuyện dân gian mà bản thân chúng còn có ý nghĩa tâm linh vô cùng thiêng liêng đối với con người. Vậy bạn có biết lịch sử thần lùn giữ vườn trải qua những giai đoạn, thăng trầm nào hay không? Cùng dàn đề 10 số nuôi khung 5 ngày tìm hiểu nhé.

Mục lục ẩn

Lịch sử thần lùn giữ vườn hình thành từ đâu và có những bước đầu phát triển như thế nào?

Hình tượng thần lùn giữ vườn đã có từ rất lâu là luôn hiện hữu trong đời sống tinh thần của người dân phương Tây. Ra đời và tồn tại đến hàng trăm năm nên khi nhắc về lịch sử thần lùn giữ vườn, người ta luôn tìm thấy ở nó những giá trị văn hoá quý giá.

than-lun-giu-vuon

Tại phương Đông, nhờ sự giao thoa giữa các nền văn hoá mà có khá nhiều người cũng từng nghe đến và biết về những thần lùn giữ của này. Nếu người phương Đông coi ông địa là thần canh giữ thì ở phương Tây, “ông địa” ở đây chính là thần lùn giữ vườn. Vậy bạn có biết thần lùn là ai và hình tượng của những vị thần giữ vườn này là gì hay không?

Thần lùn giữ vườn là gì?

Theo nhiều tài liệu để lại, thần lùn giữ vườn đã có từ lâu và mỗi thời kỳ, chúng đều mang một dáng vẻ khác nhau. Ở một số quốc gia ở Châu Âu, thay vì gọi là thần lùn giữ vườn, cũng có người gọi chúng là thần vườn giữ của.

Mặc dù không có chứng cứ xác thực nhưng nhiều người tin rằng, cái tên Gnome – Thần lùn là ký tự được lấy từ tiếng Latinh mới, tức là Gnomus. Họ còn cho rằng, một phần trong đó cũng được lấy từ ngôn ngữ Hy Lạp là Gnosis (kiến thức).

Dù vậy, từ Genomos vẫn được nhiều người lựa chọn hơn vì nếu dịch ra nghĩa, Genomos còn được hiểu là “người ở đất”. Nếu hiểu theo nghĩa bóng, thì người ở đất chính là những người sống dưới đất hoặc gắn liền với đất, có nhiệm vụ canh giữ và âm thầm bảo vệ nơi mà nó ở.

Đặc biệt, nếu xét bối cảnh Châu Âu từ cả trăm năm trước, có thể thấy các gia đình, đặc biệt là tầng lớp thượng lưu luôn đặt thần lùn trong khuôn viên vườn tược nhà mình bằng cách cắm chúng xuống đất. Chính vì thế từ gốc Genomos vẫn được tin tưởng nhiều hơn cả.

Thần lùn giữ vườn có hình dáng đặc điểm như thế nào?

Sự xuất hiện đầu tiên của những thần lùn giữ vườn chính là trong các câu chuyện dân gian được truyền miệng tại Bắc Âu. Theo thời gian, hình tượng của thần lùn qua miệng kể nhiều người dần có chút thay đổi và dường như không ai còn chắc chắn về tạo hình chính xác của chúng nữa.

Đặc điểm hình dáng

Có một thời điểm, người ta mặc định rằng thần lùn giữ vườn là những kẻ có vẻ ngoài nghị dạng, xấu xí với gương mặt nhăn nheo và tấm lưng gù. Tuy nhiên ngày nay, hình tượng thần lùn đối với nhiều người là khá gần gũi và dễ thương.

Theo lịch sử thần lùn giữ vườn, chúng thường được miêu tả với vóc dáng nhỏ nhắn, mập mạp và đặc biệt, gương mặt của chúng tương đối nhăn nheo và được che phủ bởi một bộ râu rậm rạp. Thần lùn giữ vườn có tính cách hành xử, ngôn ngữ và khẩu vị ăn uống giống như con người.

Đặc biệt, chúng luôn mặc những bộ quần áo đồng bộ có sắc màu sặc sỡ, tươi tắn như xanh lá cây, đỏ hay xanh da trời. Trên đầu thần lùn luôn đội một loại mũ chóp có màu giống như trang phục. Những thần lùn cũng được cho là sở hữu trí thông minh vượt trội và có tư duy giống hệt như con người.

lich-su-than-lun-giu-vuong

Hình tượng chịu ảnh ảnh từ truyện cổ Grimm

Miêu tả về thần lùn giữ vườn như vậy sẽ có nhiều người hay lập tức hình tượng của 7 chú lùn trong nàng Bạch Tuyết. Thực tế, lịch sử thần lùn giữ vườn đã có nhiều sự thay đổi hình tượng và thực tế, bộ phim đã tác động không nhỏ đến nhận thức của mọi người về vẻ ngoài của những thần lùn giữ vườn.

Đời sống của thần lùn giữ vườn được truyền miệng và ghi chép lại trong tư liệu

Không có một thông tin nào quá rõ về sự ra đời của những thần lùn giữ vườn đầu tiên. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 16, những nghiên cứu nghiêm túc về hình tượng thần lùn xuất hiện này một nhiều hơn.

Giá trị tâm linh

Nổi tiếng nhất về thần lùn có lẽ là nhận định của một nhà thuật giả kim Thuỵ Sỹ  có tên là Paracelsus. Theo đó, ông cho rằng hình tượng thần lùn giữ vườn là một nền tảng tâm linh có vị trí rất quan trọng. Thần lùn, theo ngôn ngữ Hy Lạp tức là “người ở đất”, và trong thực tiễn đời sống, chúng cũng gắn liền với đá, đất khi được đặt tại vườn.

Vì thế, quan điểm của Paracelsus cho rằng thần lùn giữ vườn chính là một biểu trưng có các yếu tố liên quan đến đất như đá và khoáng. Cao siêu hơn, thần lùn còn có khả năng kết nối với những vật vô chi đó.

Mặc dù thần lùn giữ vườn rất nổi tiếng ở Châu Âu nhưng ở mỗi quốc gia, hình tượng mà quan niệm về chúng đều có sự khác nhau. Vì vậy, trong thời gian đầu, có những nơi luôn mặc định thần lùn là những kẻ xấu xí và không có giá trị cả về tâm linh lẫn thẩm mỹ. Tuy nhiên, vì xuất hiện từ lâu nên lịch sử thần lùn giữ vườn cũng có những thăng trầm mà không phải ai cũng biết.

Lối sống sinh hoạt ẩn dật

Dù cho vẫn tồn tại những quan niệm trái chiều về lịch sử thần lùn giữ vườn do sự khác biệt về văn hoá nhưng nói về năng lực của thần lùn, đa phần người dân Châu Âu đều có chung một suy nghĩ.

Họ cho rằng các vị thần lùn có thể dễ dàng rẽ lòng đất và đi lại một cách thoải mái giống như cách mà loài người chúng ta đi lại trên mặt đất. Không chỉ vậy, dù có vóc dáng mập mạp và lùn tịt nhưng chúng lại sở hữu một nguồn sức mạnh phi thường và vô cùng nhanh nhẹn.

Bên cạnh đó, khả năng vận dụng và kết nối với các vật chất tự nhiên cũng là năng lực mà người ta thường nhắc đến khi nói về thần lùn. Đặc biệt, nhiều người tin rằng thần lùn giữ vườn chính là người gác cửa luôn mang trong mình một tâm thế chống trả quyết liệt với những yếu tố đang ngày một phá huỷ trái đất cũng như đời sống hoang dã của muôn loài.

Quan niệm về thần lùn giữ vườn ở từng quốc gia

Lịch sử thần lùn giữ vườn được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau ở từng quốc gia. Mặc dù đều hướng đến những đặc điểm chung nhất nhưng vẫn tồn tại những quan niệm độc đáo riêng biệt về thần lùn. Và những câu truyện, những truyền miệng dân gian tại các quốc gia này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và đa dạng hơn về lịch sử thần lùn giữ vườn đấy!

garden-ornaments-4345046_640

Quan niệm về thần lùn giữ vườn ở Thuỵ Điển

Tại Thuỵ Điển, lịch sử thần lùn giữ vườn đã có từ lâu và người dân thường gọi chúng với cái tên là Tomte bắt đầu từ những năm 1300. Tuy nhiên tại Nauy hay Đan Mạch thì người ta thường gọi thần lùn là Nisse.

Người Thuỵ Điển cho rằng cho rằng một thần lùn sẽ có tuổi thọ kéo dài khoảng 400 năm và bản tính của họ thì luôn tốt bụng, thông minh và cần cù. Những thần lùn ấy sống một cuộc sống tồn tại song song với thế giới loài người nhưng họ luôn tạo ra một rào cản ngăn cách. Thần lùn lựa chọn sống vui vẻ và coi gia đình là duy nhất ở những vùng nông thôn hay trang trại.

Người Thuỵ Điện truyền miệng với nhau rằng, thần lùn sống trong hang đá sau và luôn sẵn sàng cho người dân trong làng những lời khuyên hữu ích khi họ gặp bế tắc. Tuy nhiên tử tế, ân cần là vậy nhưng thần lùn sẽ giận giữ nếu bất kỳ kẻ thường dân nào đến gần hang sinh sống của họ. Chính vì thế, đời sống của những thần lùn luôn gắn liền với sự bí hiểm.

Thần lùn trong tâm trí người Thuỵ Điển là người mang trong mình sứ mệnh canh gác, bảo vệ thiên nhiên, muôn thú, sinh vật. Họ không xuất hiện thường xuyên mà con người chỉ nhìn thấy họ khi thực sự cần giúp đỡ hoặc khi những thần lùn tự động xuất hiện. Đồng thời, thần lùn cũng sử dụng  ngôn ngữ khác với loài người và tuyệt nhiên, họ không dạy ngôn ngữ của mình cho bất kỳ thường dân nào.

Quan niệm về thần lùn giữ vườn ở Scandinavia

Ở Scandinavia, thần lùn giữ vườn được biết đến là những người chuyên giúp đỡ công việc cho ông già Noel. Nếu bạn từng xem một số bộ phim về ông già Noel như The Polar Express thì bạn sẽ thấy hình tượng những người lùn tí hon trợ giúp ông già Noel được nói đến rất nhiều. Thậm chí, người Scandinavia còn cho rằng vùng đất của ông già Noel chính là thánh địa mà thần lùn sinh sống.

Quan niệm về thần lùn giữ vườn ở Đức

Trái với Thuỵ Điển hay Scandinavia, thần lùn giữ vườn trong giai thoại của người Đức lại có phần khó tính và cục cằn hơn. Người Đức thường nhắc đến thần lùn trong các câu truyện cổ Grimm thường là những ông già khó tính, lúc nào cũng cau có và luôn sống ẩn dật, tác biệt với thế giới loài người. Họ cho rằng thần lùn là những người có sứ mệnh canh gác Châu Báu ở tận sâu dưới lòng đất.

Có thể nói, hình tượng của thần lùn mà người Đức hướng đến là khá phổ biến trên thế giới do sự lan tỏa mạnh mẽ của các truyện cổ Grimm. Tiêu biểu nhất khi nhắc đến hình tượng chú lùn thì đó chính là trong tác phẩm Snow White and the Seven Dwarfs. Đặc biệt, cùng với hiệu ứng từ bộ phim chuyển thể cùng tên của Walt Disney, hình tượng những chú lùn cục cằn, khó tính nhưng tốt bụng lại càng trở nên phổ biến.

Quan niệm về thần lùn giữ vườn ở Hà Lan

Theo thần thoại và những câu truyện dân gian được truyền miệng tại Hà Lan thì thần lùn thường được gọi là Kabouters. Người ta cho rằng thần lùn chính là những người nhỏ tí xíu và luôn sống ẩn dật dưới lòng đất. Nhiệm vụ chính của họ chính là canh gác và bảo vệ nhà cửa.

Lịch sử thần lùn giữ vườn cũng được nhắc nhiều trong những câu truyện cổ tích hay truyền thuyết của người Hà Lan. Theo đó, có một câu chuyện khá nổi tiếng là thần lùn Kabouters đã dạy cho người Hà Lan cách làm ra những đôi giày gỗ tuyệt vời nhất.

Sự ra đời và phổ biến rộng rãi của thần lùn giữ vườn trong đời sống thường nhật của người dân

Xuất hiện từ lâu và chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hoá khác nhau nên lịch sử thần lùn giữ vườn cũng có nhiều biến động theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, có một sự thực không thể phủ nhận được chính là càng lâu, hình tượng thần lùn giữ vườn lại càng hiện hữu gần hơn trong đời sống thường nhật của con người.

Thần lùn trong thời kỳ Phục Hưng

Thời điểm đánh dấu mốc các thần lùn giữ vườn bắt đầu hiện diện trong đời sống con người chứ không còn gói gọn trong các câu truyện truyền miệng, trên giấy chính là thời kỳ Phục Hưng. Đây là thời điểm mà mọi người bắt đầu sử dụng các loại tượng trang trí vườn tượng để giúp ngôi nhà trông đẹp đẽ hơn. Và loại tượng trang trí được ưa chuộng nhiều nhất chính là những nhân vật Gobbi, hay còn được gọi là người lùn của Ý.

Sự ra đời của những mẫu tượng đầu tiên

Bắt nguồn từ những quan niệm như canh gác nhau bảo vệ mà thần lùn giữ vườn ngày càng được sản xuất nhiều và trở thành một trong những tượng trang trí vườn tược nổi tiếng nhất. Đặc biệt, khi Jacque Callot cho ra đời 21 mẫu Gobbi trang trí vườn tược bắt mắt năm 1616 thì sức lan tỏa của những thần lùn này lại còn lớn mạnh hơn nữa.

Cuối thế kỷ thứ 18, việc sản xuất thần lùn giữ vườn đạt đến đỉnh cao khi các sản phẩm mang tựa “Gia đình những chú lùn” xuất hiện liên tục và được xem là một trong những dòng tượng trang trí nổi bật, phổ biến nhất, kéo dài đến suốt thế kỷ thứ 19.

Sự phát triển và thay đổi về chất liệu chế tác

Cùng với sự phát triển đó, chất liệu để sản xuất ra những thần lùn giữ vườn cũng dần có sự thay đổi. Đầu tiên, các bức tượng thần lùn canh giữ được làm chủ yếu từ gốm sứ. Sau đó, tại thị trấn Brienz của Thuỵ Sĩ, mọi người bắt đầu dùng gỗ.

Đến năm 1841, những thần lùn bằng sành đầu tiên được sản xuất bởi Baehr và Maresch tại Dresden. Sang đến năm 1860, tại Thuringa của Đức, Grafen Roda cũng tiến hành sản xuất ra nhiều tượng sành hơn.

Vậy nhưng đến khi các bức tượng thần lùn giữ vườn được sản xuất bằng đất nung bởi Philip Griebel thì việc dùng tượng thần lùn trang trí vườn tược mới trở nên phổ biến và lan rộng sang các nước khác như Pháp, Anh, những quốc gia từ trước đến nay luôn đề cao việc chăm sóc và giữ gìn vườn tược.

lich-su-than-lun-giu-vuon-9-min

Lịch sử thần lùn giữ vườn bắt đầu manh nha phát triển tại Anh

Trên thực tế, vào năm 1847, khi Sir Charles Isham mang một bộ 21 tượng đất của thần lùn giữ vườn vào nước Anh, những bức tượng này đã bắt đầu gây chú ý với mọi người xung quanh. Theo đó, 21 tượng đất được thiết kế từ năm nhưng 1616 này được Sir Charles dùng để trang trí cho hòn non bộ khổng lồ cao đến 28m của mình.

Và tất nhiên, tại một đất nước coi trọng việc chăm sóc vườn tược như Anh thì điều này đã ngay lập tức mang lại cảm hứng cho những người thợ làm vườn. Bắt đầu từ khoảng thời gian đó, một số gia đình muốn trang trí cho khu vườn nhà mình với hình tượng những chú lùn mập mạp, mang bộ râu dài độc đáo.

Tuy nhiên sau này, những tranh cãi về việc dùng thần lùn để trang trí vườn tược trở thành vấn đề tranh cãi nảy lửa trong suốt thế kỷ thứ 19. Có người cho rằng đặt tượng thần lùn trong vườn sẽ được chúng bí mật chăm sóc và bảo vệ khu vườn, ngôi nhà môi khi đêm xuống. Tuy nhiên không ít người lại nghĩ rằng những bức tượng thần lùn chỉ khiến ngôi vườn trở nên đơn điệu và vô nghĩa.

Tranh cãi về hình tượng thần lùn giữ vườn

Vào thế kỷ thứ 19, khi việc sản xuất tượng thần lùn giữ vườn phát triển mạnh thì cũng là lúc những tranh cãi về chúng càng trở nên căng thẳng.

Phản đối và “bài trừ” tượng thần lùn

Mặc dù được xem là người bắt đầu cho sự phổ biến của tượng thần lùn giữ vườn tại Anh nhưng chính những cô con gái của Sir Charles lại có suy nghĩ khác hoàn toàn với cha mình. Họ cho rằng những bức tượng thần lùn này trông nhàm chán và không khiến khu vườn trở nên đẹp hơn, thậm chí nó còn không tương với với sự tráng lệ, nguy nga của toà lâu đài mà gia đình Isham đang sinh sống.

Với suy nghĩ đó, những ái nữ nhà Isham đã quyết định dọn sạch và vứt những bức tượng thần lùn ra khỏi vườn. Tuy nhiên sau này, một bức tượng còn sót lại có tên Lampy đã được tìm thấy tại khu vườn. Và tính đến nay, Lampy được xem là tượng thần lùn có tuổi đời cao nhất trong lịch sử thần lùn giữ vườn.

Không chỉ riêng các ái nữ nhà Isham, nhiều người cũng có cùng quan điểm khi họ cho rằng vẻ đẹp của những bức tượng này là rất quê mùa và chúng khiến khu vườn trở nên thật kém tinh tế.

Và đỉnh điểm cho những tranh cãi này chính là năm 2006, những bức tượng thần lùn chính thức bị gạch bỏ bởi hội làm vườn Hoàng gia anh Quốc. Kể từ đó đến nay, ngoại trừ năm 2013, người ta chưa bao giờ nhìn thấy những bức tượng chú lùn được xuất hiện trong sự kiện lớn này.

Sử ủng hộ và yêu mến từ thế kỷ trước đến nay

Theo sử sách ghi lại, vào khoảng thế kỷ 18, một hình tượng thần lùn giữ vườn độc đáo được những địa chủ giàu có sử dụng không phải là những bức tượng mà là người thật. Theo đó, những “người giữ vườn ẩn dật” phải ký vào một bản hợp đồng soạn thảo sẵn. theo đó, họ không được nói chuyện với bất cứ ai, không được phép tắm rửa, cắt tóc hay móng tay. Đồng thời họ luôn phải mặc những chiếc áo chẽn và sống trong một căn nhà mộc mạc.

Hình tượng những “người giữ vườn ẩn dật” này dựa trên mô phỏng hình dáng của thần lùn trong truyền thuyết. Tuy nhiên những điều lệ đặt ra đã vô tình xây dựng cuộc sống của họ đầy một màu u ám, phản ánh được tinh thần của nước Anh dưới thời đại vua George trị vì.

Tuy nhiên chính giai đoạn này đã khiến con người dành thiện cảm nhiều hơn cho hình tượng thần lùn. Hình ảnh thần lùn giữ vườn bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi như phim ảnh, sách truyện.

Người ta bắt đầu cho rằng việc dùng thần lùn giữ vườn trong các ngôi vườn là thể hiện cho tinh thần nhân đạo, đồng thời giúp bảo vệ và canh giữ ngôi nhà. Đặc biệt, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 12, các bức tượng thần lùn giữ vườn được sản xuất rất mạnh mẽ. Đặc biệt, với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tác phẩm Snow White and the Seven Dwarfs mà những chú lùn cũng trở nên tươi sáng và rạng rỡ hơn.

Cách tạo ra một bức tượng thần lùn chỉn chu

Lịch sử thần lùn giữ vườn đã trải qua nhiều lần thay đổi chất liệu sản xuất theo từng giai đoạn và ở từng quốc gia. Tuy nhiên cách làm truyền thống của một thần lùn giữ vườn là làm từ đất nung hoặc sành.

Tuỳ vào văn hoá của từng quốc gia mà cách thể hiện hình tượng thần lùn tương đối khác. Theo đó, có những nơi thuần lùn mang một gương mặt dữ tợn, cau có và màu sắc thì khá u tối. Tuy nhiên cũng có những nơi, thần lùn được sản xuất lại được gắn liền với hình ảnh tươi sáng, hiền lành.

Theo cách làm truyền thống, thần lùn sẽ được tạo từ đất sét lỏng. Người nghệ nhân sau khi hoá lỏng đất sét sẽ đổ chúng vào khuôn làm sẵn và đem đi phơi khô. Sau khi độ khô đạt chuẩn, họ bắt đầu đem mẫu vào nung trong lò. Thành phẩm được lấy ra sẽ để nguội và được sơn phết màu sắc tạo quần áo, mặt mũi. Những bức tượng thần lùn sau khi hoàn thành sẽ được vận chuyển đến các khu vườn hoặc nơi bán lẻ.

Hình tượng thần lùn trong nghệ thuật

Tồn tại suốt bao thế kỷ cũng như luôn góp mặt trong những câu chuyện dân gian truyền miệng của người dân phương Tây, không khó hiểu khi hình ảnh thần lùn luôn mang một giá trị to lớn đối với con người. Mặc cho lịch sử thần lùn giữ vườn trải qua không ít thăng trầm và là nguồn cơn của nhiều tranh cãi nhưng có một sự thật là chúng vẫn tồn tại những sức hút vô cùng mãnh liệt.

Thần lùn giữ của không chỉ hiện hữu trong các câu chuyện cổ mà chúng còn hiện diện trong nhiều khía cạnh nghệ thuật khác nhau.

Trong phim ảnh

Về phim ảnh, hình ảnh thần lùn xuất hiện đầy nổi bật trong The Polar Express với vai trò là những người giúp việc cho ông già Noel hay là những người thợ trong  Snow White and the Seven Dwarfs. Có thể thấy, hình ảnh thần lùn được thể hiện trong các tác phẩm điện ảnh đều gắn liền với những đặc trưng tiêu biểu mà dân gian vẫn thường hay nhắc về chúng.

Đặc biệt, sự xuất hiện của thần lùn trong tác phẩm kinh điển Snow White and the Seven Dwarfs đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hình tượng của chúng sau này. Với sức ảnh hưởng của bộ phim, những thần lùn đã được sản xuất với hình tượng tươi tắn và hiền hòa hơn nhiều so với sự cáu bẳn và u ám trước đó.

Trong văn học

Đặc biệt, hình tượng thần lùn cũng xuất hiện khá nhiều trong các dòng sách. Một tác phẩm tiêu biểu nhất khi nói về những thần lùn này chính là  “The Hermit in the Garden: From Imperial Rome to Garden Gnome”  được viết bởi nhà sử học Gorden Campbell năm 2013. Đây có thể được xem là một trong những tác phẩm điển hình có tác động mạnh mẽ đến độc giả, đánh thức sự đồng cảm, tình của của loài người đối với thần lùn giữ vườn.

Trong quá khứ, có một cuốn sách được xem là tư liệu quý giá nhất về lịch sử thần lùn giữ vườn có tên là Gnomes được viết vào năm 1976. Đây là một tác phẩm được chắp bút bởi Rien Poortvliet dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu của Will Huygen.

Tìm đọc cuốn sách, độc giả có thể tìm hiểu rõ hơn cả về cuộc đời, lịch sử thần lùn giữ vườn từ thủa sơ khai đến bây giờ. Đặc biệt, bạn còn có thể khám phá ra nhiều khía cạnh mới liên quan đến thần lùn như các loại thảo dược quý được họ canh giữ, về tình yêu hay kiến trúc, giáo dục cũng được đề cập rất rõ trong cuốn sách này.

Ý nghĩa giá trị hình tượng người lùn

Ngày nay, những bức tượng thần lùn giữ vườn không còn quá phổ biến tại các gia đình ở phương Tây. Vậy nhưng những giá trị lịch sử tinh thần mà nó để lại vẫn còn vẹn nguyên như vậy.

Trước hết, thần lùn giữ vườn còn được gọi là thần giữ của. Người dân gian cho rằng mỗi thần lùn có nhiệm vụ canh giữ và bảo vệ ngôi nhà khỏi những thế lực xấu xa, đồng thời thu hút nhiều vận khí tốt đẹp, xua đuổi những điều không hay cho ngôi nhà.

Tuy nhiên, trong một số truyền thuyết, thần lùn lại có vai trò canh giữ vào bảo vệ cho thần linh, sở hữu sức mạnh vô biên và có thể đem lại sự an lành đến cho dân thường. Một số khác còn cho rằng, khu vườn sẽ được chăm sóc và được hưởng linh khí vì mỗi đêm, thần lùn sẽ bắt đầu cử động và chăm nom chúng.

Lời kết

Nói tóm lại, đối với người phương Tây nói chung, sự xuất hiện của thần lùn giữ vườn đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cũng như giá trị văn hoá lịch sử tại đất nước họ. Với những chia sẻ trên, mong rằng chúng tôi đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử thần lùn giữ vườn.

Viết một bình luận